Căn phòng thay đổi
Doanh nhân Nguyễn Thế Hồng,ắpchỗbàyấnHoàngđếchibảviet to english người đã mang ấn Hoàng đế chi bảohồi hương, chăm chú nhìn ánh sáng rọi từ trần xuống chiếc tủ trưng bày hiện vật. Phía trên cao, một kỹ thuật viên đang thay đổi hướng ánh sáng rọi vào hiện vật. Trong chiều 18.11, ông Hồng vẫn chưa được nghỉ ngơi sau 10 ngày hoàn tất thủ tục, thành công đưa ấn Hoàng đế chi bảohồi hương. Căn phòng trưng bày hiện vật này đang được chỉnh sửa chi tiết để có một phòng trưng bày ưng ý.
Căn phòng trưng bày ấn Hoàng đế chi bảotrước đây vốn là nơi trưng bày bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn cùng với nhiều đồ gỗ thờ sơn son thếp vàng. Giờ đây, ông đưa bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn xuống tầng dưới, giữ lại những hoành phi, câu đối… sơn son thếp vàng triều Nguyễn. Ông cũng bổ sung thêm một số hiện vật khác, đều bằng vàng hoặc có vàng. Chiếc ấn đã thay đổi cả nội dung trưng bày trong phòng trước đây. "Tôi muốn đây là phòng chỉ để các hiện vật triều Nguyễn", ông Hồng nói.
Một số hiện vật khác thuộc bộ sưu tập của ông cũng được "điều" lên phòng hiện vật thời Nguyễn này để tạo một không gian nhất quán trưng bày ấn Hoàng đế chi bảo. Trong đó, có chiếc bình vôi vàng ông Hồng sở hữu đã lâu. Hai chiếc bát vàng nữa cũng được đặt gần với tủ bày ấn Hoàng đế chi bảo. Một trong hai chiếc bát đó chạm rồng và trên đó vẫn có một nhãn giấy nhỏ với nội dung: "Millon Arts du Vietnam, 147, 31 mars 2023", nghĩa là chiếc bát được mua của nhà đấu giá Millon, nhà đấu giá từng rao đấu giá ấn Hoàng đế chi bảo. Ông Hồng đã mua chiếc bát trong phiên đấu giá cổ vật VN vào tháng 3.2023.
Mang ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo' về Việt Nam, chủ ấn có được bán không?
Xung quanh phòng, ông Hồng có rất nhiều tranh thêu. Một trong những bức tranh thêu đó được thêu bằng chỉ vàng. Thông tin chỉ dẫn cho biết đây là tranh thêu chỉ vàng cung đình Huế, tác phẩm có tên Cửu long (Cửu long sinh cửu tử), niên hiệu Bảo Đại thứ 4 (1928). Tranh có kích thước 185 × 160 cm. Một tác phẩm khác là tranh thêu chỉ ngũ sắc cung đình Huế có tên Lân mã cõng bát quái trình vua cha, niên hiệu Bảo Đại thứ 4 (1928) với kích thước 120 × 140 cm. Một bức tranh thêu chỉ vàng cung đình Huế khác nữa có tên Long lân mã cõng bát quái trình vua cha, niên hiệu Khải Định năm thứ 7 (1922), kích thước 130 × 160 cm…
Về những hiện vật thời Nguyễn, đặc biệt là tranh thêu này, ông Hồng cho biết: "Mua đều là duyên cả. Mua ấn Hoàng đế chi bảorồi có duyên gặp hiện vật thêm, rồi lại cái tranh. Còn những đồ gỗ sơn son thếp vàng thì có cái mua cách đây mười mấy năm rồi". Trong số này có hiện vật ông Hồng mua về từ Pháp, Mỹ. Ông Hồng cũng cho biết hiện đang nhờ một nghệ nhân thêu ở Thường Tín, Hà Nội thêu một bức tranh chân dung vua Minh Mạng để đặt trong căn phòng này.
Sẽ cho bảo tàng mượn
Ông Nguyễn Thế Hồng cho biết mình vô cùng cảm ơn Đảng, Nhà nước và các đơn vị đã giúp đỡ để ông có thể mang chiếc ấn hồi hương. Thông tin từ Bộ VH-TT-DL cho biết, Bộ VH-TT-DL, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Công an đã tham gia đàm phán và đưa ấn Hoàng đế chi bảotrở về.
Việc đưa chiếc ấn trở về cũng có sự góp sức của các chuyên gia bảo tàng là TS Phạm Quốc Quân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia và TS Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Đây là hai chuyên gia tham gia vào quá trình thẩm định hiện vật.
Giờ đây, khi chiếc ấn Hoàng đế chi bảo trở về, dự kiến sẽ có một buổi lễ long trọng để ấn "ra mắt" tại Bảo tàng Nam Hồng của gia đình ông Nguyễn Thế Hồng. Cũng ngay khi về nước, chiếc ấn được chờ đợi là sẽ xuất hiện tại các trưng bày của Bảo tàng Lịch sử quốc gia tại Hà Nội, cũng như tại Thừa Thiên-Huế.
Hiện tại bộ sưu tập ấn tín lớn và quý giá nhất đang thuộc sở hữu của Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Mặc dù đã có rất nhiều ấn ngọc, ấn vàng tại đây, song bảo tàng này không có được Hoàng đế chi bảo- chiếc ấn vàng được cho là đẹp nhất của triều Nguyễn.
Tại Huế, dù là nơi có kinh thành của triều Nguyễn, địa phương này cũng không có được bộ sưu tập ấn tín quý và nhiều như Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Điều này dẫn đến việc nếu muốn trưng bày ấn tín Huế sẽ phải đi mượn hiện vật. Mới nhất, tháng 8.2023, nhân kỷ niệm 100 năm Musée Khải Định - Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đã phải "mượn" hiện vật của Bảo tàng Lịch sử quốc gia để có thể có một trưng bày đầy đủ. Như vậy, về lâu dài, rất có thể trong một trưng bày đầy đủ hiện vật, chiếc ấn Hoàng đế chi bảosẽ được cho mượn để người dân tới cố đô đến ngắm.
Chiếc ấn Hoàng đế chi bảo trở về cũng mở ra con đường trở về của nhiều hiện vật quý khác bị lưu lạc. Để thúc đẩy quá trình này, dự thảo luật Di sản văn hóa sửa đổi hiện nay cũng có điều chỉnh liên quan đến việc đưa hiện vật văn hóa quý hồi hương. Theo đó, tại Chương IV Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, sẽ bổ sung quy định về mua và đưa di vật, cổ vật có nguồn gốc VN từ nước ngoài trở về.