Như thường lệ,ôngkhíngầuđụctạiTPHCMSươngmùhayônhiễkhương tử nha 5 giờ sáng nay, anh Nguyễn Tuấn An, ngụ Q.10, thức dậy để tập thể dục. Tuy nhiên, từ lầu 20 nhìn ra ban công, anh chần chừ vì bầu trời đậm đặc sương mù. Đến gần 7 giờ sáng, không khí có phần giảm đậm đặc khi những tia nắng đầu ngày xuất hiện. Nhiều người dân ở TP.HCM cũng chứng kiến hiện tượng này và băn khoăn, không biết sương mù hay bụi mịn gây ô nhiễm?
Theo quan sát của chúng tôi, mức độ đậm đặc của không khí giảm dần theo cường độ nắng. Từ sau 9 giờ, bầu trời đã trở lại tình trạng mù đục nhẹ. Các chuyên gia khí tượng giải thích, sáng 29.12 tại TP.HCM và một số tỉnh thành Nam bộ xuất hiện tình trạng sương mù dày đặc do những ngày trước đó xuất hiện mưa trái mùa ở một số nơi. Điều này khiến độ ẩm không khí tăng cao, kết hợp với hơi lạnh từ phía bắc tràn xuống tạo nên hiện tượng sương mù dày đặc ở nhiều nơi. Tuy nhiên, từ sau 9 giờ đến trưa, chiều chúng ta vẫn thấy mờ đục nhẹ trong không khí, do ô nhiễm từ bụi mịn. Đây là vấn đề tồn tại nhiều năm qua.
Tham khảo một số trang thông tin trực tuyến về chất lượng không khí như IQAIR thì nồng độ bụi mịn PM2.5 trong không khí tại TP.HCM từ 3 - 9 giờ sáng ngày hôm nay luôn trong khoảng 150 - 159 µm/m3, tương đương với màu đỏ và không lành mạnh cho sức khỏe. Trong khi đó, những ngày trước, chất lượng không khí chỉ ở mức màu cam (không tốt cho các nhóm nhạy cảm).
Tuy nhiên, trong những ngày nghỉ lễ sắp tới, người dân TP.HCM có thể yên tâm tham gia các hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời vì chất lượng không khí có thể về mức màu vàng - mức trung bình và nồng độ bụi mịn còn dưới 100 µm/m3.
Theo xếp hạng của IQAIR về mức độ ô nhiễm không khí của các thành phố trên thế giới thì vào lúc 11 giờ ngày 29.12, TP.Hà Nội đứng thứ 8 với nồng độ bụi mịn gần 200 còn TP.HCM đứng thứ 24 với nồng độ bụi mịn là 140 µm/m3.