Iphone Xs Max

Tôi là tác giả của bài viết 'Đòi hỏi của những chủ nhà cấm đậu xe trước cửa'. Tôi thấy có rất nhiều sở giáo dục và đào tạo

【sở giáo dục và đào tạo】Thói bon chen của những người giành chỗ đỗ xe trước cửa nhà

Tôi là tác giả của bài viết 'Đòi hỏi của những chủ nhà cấm đậu xe trước cửa'. Tôi thấy có rất nhiều ý kiến đồng thuận về quyền sở hữu lòng đường trước nhà mặt tiền,óibonchencủanhữngngườigiànhchỗđỗxetrướccửanhàsở giáo dục và đào tạo với lý do mưu sinh. Hãy khoan bàn đến chuyện ai đúng, ai sang trong câu chuyện này. Ở đây, tôi muốn tập trung đến thái độ và cách ứng xử khi có tranh chấp xảy ra.

Ở bài viết trước, có người lấy ví dụ về một người có nhà mặt tiền lớn dùng để làm ăn, kinh doanh, họ có xe nhưng không đậu trước nhà mình mà đậu trước nhà hàng xóm. Tôi cho rằng đây là biểu hiện của sự bon chen - hành vi cố gắng giành lấy những thứ không thuộc về mình, hoặc dùng những thủ thuật, tiểu xảo lấy những kết quả mà năng lực bản thân không đủ đạt được.

Nói thêm về tư tưởng sống bon chen, tôi đang ở chung cư, mật độ xây dựng khá thấp, có sân, có vườn cây, và xây dựng cũng tương đối lâu rồi nên không có Ban quản lý như các chung cư mới. Vì thế, các nhà ở tầng trệt thường tận dụng không gian trước nhà họ không lấn chiếm thái quá, luôn có ý thức dọn dẹp và còn trồng thêm cây xanh cho chung cư. Nói chung, mọi người đều có lợi nên chẳng cần phải làm khó nhau.

Chỉ riêng một trường hợp lại có ý độc chiếm tất cả phần khuôn viên trống trước nhà. Họ tráng xi măng cả bồn cây, dựng bàn ghế để buôn bán. Đấy là bon chen.

>> Tôi không bao giờ đỗ ôtô trước cửa hàng mặt phố

Công ty tôi ngày trước cũng có khá nhiều người thích soi mói, nhắm vào lỗi sai của người khác để dìm đồng nghiệp xuống, thay vì tập trung nâng cao khả năng bản thân. Tôi lại cố làm việc để tăng hiệu quả với suy nghĩ "khi mình giỏi thì dù ở đâu cũng sống được, môi trường này không hợp mình đổi nơi khác". Nhưng càng làm nhiều, tôi càng bị đồng nghiệp ghen ghét. Tôi mắc lỗi nhỏ cũng bị họ bới móc. Lúc đó, tôi đem câu chuyện tới hỏi thẳng ý kiến sếp. Vào thẳng vấn đề như vậy nên cuộc cãi vã cũng rất lớn. Sau cùng, sếp lớn của tôi phải đứng ra giải quyết.

Tôi thấy mọi việc rất là đơn giản: nếu sai thì nhận, rồi tập trung vào sửa chữa mọi thứ nhanh nhất có thể. Nếu bản thân sai tôi sẽ nhận lỗi, nếu thấy ai đó sai tôi sẽ nói để họ sửa. Nếu thời điểm đó họ phải làm một việc khác gấp hơn thì tôi sẽ sẵn sàng giúp, với giải pháp cụ thể và tôi cũng nói luôn với họ rằng sẽ báo tình trạng với sếp để rõ ràng mọi việc từ trước. Tất nhiên, tôi không hề đề cập gì tới lỗi sai hay phá người khác. Sau trận "đại chiến" đó, chẳng còn ai phá gì tôi nữa. Giờ tôi vẫn là nhân viên, lương tăng, kỹ năng tăng, với tôi vậy là đủ.

Quay về câu chuyện giữa chủ xe và chủ nhà, tôi cho rằng nếu những thứ đã không là của mình thì tốt nhất chúng ta cũng đừng tranh giành cho riêng bản thân. Mỗi người cần bớt lòng tham lại, cũng nhau ngồi xuống tìm giải pháp tốt nhất cho cả hai bên, thay vì cứ phải dán giấy, bùa chú, quay clip, chụp biển số của người ta để đăng lên bêu rếu. Cách sống của tôi là dễ người dễ ta, tôi làm sai thì người khác cũng có thể làm sai. Tôi có thể sửa lỗi thì người khác cũng vậy.

Thanh

>>Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap