"Tác giả chuyển sang đi xe đạp trong khi chờ đợi những cải cách cho giao thông từ cơ quan chức năng.
Nơi làm việc cách nhà tôi 5 km,ếtkiệmtiềngiảmcânnhờđilàmkmmỗingàybằngxeđạquý mão mọi khi đi xe máy tôi tốn mất 15 tới 20 phút mới tới nơi, hôm nào tắc thì có khi cả nửa tiếng. Xăng thì trung bình một tháng sẽ đổ khoảng 10 lít (công ty tôi một tuần làm năm buổi) vị chi trung bình khoảng 200 nghìn tới 300 nghìn đồng tiền xăng (tiền bảo dưỡng một năm cho chiếc Airblade 150 cc khoảng một tới hai triệu thôi do tôi tự thay dầu, nhớt tại nhà cũng như cố gắng tự sửa chữa nhiều nhất có thể).
Bây giờ tôi đã chuyển sang đi xe đạp được nửa năm (xe đạp tôi mua cũng rẻ, chỉ vài triệu), tôi đi cũng chỉ mất 15, 20 phút là tới nơi, hôm nào tắc thì 25 phút là cùng (cần thì thôi vác xe đạp lên vỉa hè đi bộ, xe đạp luồn lách, thoải mái hơn xe máy), tiết kiệm được 200 nghìn tới 300 nghìn đồng mỗi tháng tiền xăng xe.
Bảo dưỡng cũng nhàn vì tôi chỉ cần rửa xích với tra dầu hàng tuần để đảm bảo xích líp được bền (lọ dầu 50 nghìn dùng được một năm). Một điều hay nữa của xe đạp là tôi giảm được 4 kg mà không phải kiêng ăn gì cả, chỉ cực ở chỗ là hôm nào nắng nóng tới nơi sẽ có mồ hôi".
Bạn đọc nickname cho maykể vềtrải nghiệm chuyển đổi đi làm cách nhà 5 km bằng xe đạp thay vì xe máynhư trước đây. Ngoài lợi ích tiết kiệm chi phí xăng xe, bảo dưỡng, bạn đọc này còn cho hay đã giảm được 4 kg.
Bình luận này được chia sẻ sau lời thở than 'đang mắc kẹt với xe máy' của tác giả Thanh Sơn. Ở bài viết trước, tác giả kể rằng đã "sửng sốt khi thấy chi phí bảo dưỡng xe máy hơn 6 triệu đồng", sau đó nhận ra việc di chuyển hàng ngày bằng xe máy vừa tốn tiền, vừa hao mòn sức khỏe và thời gian.
Khác với ý nghĩ sẽ được đọc sách, nghe nhạc trên phương tiện công cộng của tác giả, bạn đọc Uyên Kimđánh giá trải nghiệm đi làm bằng xe buýt: "Tôi là người mỗi ngày mài mặt trên xe buýt hai tiếng một chiều để đi làm, cả đi cả về là bốn tiếng đồng hồ. Nếu đi xe máy thì chắc sẽ mất tầm ba tiếng, và tôi không hề thấy xe bus tốt hơn xe máy điểm nào trừ cái không khói bụi.
Chen chúc, mùi say xe, người ngồi bên ói mửa hay nghe điện thoại lớn tiếng, tài xế lạng lách bấm còi inh ỏi. Lỡ một chuyến xe là xem như trễ 20 phút, xe buýt gặp tắc đường, không đến kịp là chờ không biết đến khi nào".
Độc giả nickname cuong151186nói vấn đề cốt lõi là do quy hoạch, không phải phương tiện: "Đừng nói đến chuyện xe máy, xe hơi, xe công cộng, nhìn xem các nước phát triển đi, họ có đầy đủ các phương tiện công cộng, người dân sử dụng phương tiện công cộng, đường 8-10 làn xe đường vẫn kẹt.
Vấn đề ở đây là quy hoạch, tôi thấy cứ mỗi lần học sinh, sinh viên không đi học thì trống đường, vậy sơ sơ cũng nhìn ra nguyên nhân rồi.
Việc còn lại là di dời trường học ít nhất là trường đại học ra khỏi thành phố,. Quy hoạch lại các trường mầm non, trung học thành các cụm ven thành phố có xe bus riêng đưa đón thì sẽ hạn chế được việc phụ huynh đưa đón bằng xe cá nhân, hạn chế tắt đường".
Độc giả thangbtcnói: "Tôi không trùng quan điểm của tác giả. Bởi vì, nguyên nhân căn bản nhất là quy hoạch xây dựng co cụm vào nội đô, hở khoảng đất trống ra là xây chung cư, đã vậy các tòa nhà tập trung đồng người thì cứ gần ngã ba, ngã tư, thì tắc đường là hiển nhiên; nhưng sao tôi thấy không ai nhắc đến.
Sự việc đã rồi, nay phải kéo giãn thành phố ra vùng xung quanh mới giải quyết được. Cứ tranh cãi các giải pháp về phương tiện thôi thì muôn đời vẫn tắc, kể cả trong trường hợp chỉ có phương tiện công cộng trên đường thì cũng kẹt cứng như tàu điện Nhật Bản mà thôi (đính chính là con tàu thì không kẹt, chỉ con người chen nhau trong toa tàu)".
Hữu Nghị tổng hợp
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.