"Việc học về truyền thống văn hóa,ôngnhấtthiếtđưahọcsinhđitrảinghiệmởyo88 lịch sử địa phương là rất cần thiết vì dân ta phải biết sử ta", ông Cương nói chiều 2/11.
Theo ông, chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã dành thời lượng cho hoạt động giáo dục địa phương. Vì vậy, việc tổ chức cho học sinh tham quan, trải nghiệm các di tích lịch sử không chỉ dừng ở hoạt động ngoại khóa, mà có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục các em.
Với mỗi chuyến trải nghiệm, các trường đều phải làm kế hoạch, trình các cấp quản lý phê duyệt. Dù vậy, ông Cương nhìn nhận việc nhiều trường tổ chức trải nghiệm ngoại tỉnh vẫn tiềm ẩn các nguy cơ về an toàn giao thông do quãng đường di chuyển xa, khó quản lý học sinh. Trong khi đó, Hà Nội có hơn 5.900 di tích, chiếm tới 1/10 tổng số di tích cả nước nên không nhất thiết phải đưa học sinh đi xa.
"Hà Nội không thiếu di tích cho học sinh trải nghiệm. Di tích thủ đô cũng mang đậm dấu ấn lịch sử ngàn năm văn hiến", ông Cương nói, nhắc đến nhiều di tích như Nhà tù Hỏa Lò, Văn miếu Quốc Tử Giám, Đền Gióng, Thành cổ Sơn Tây...
Để khuyến khích học sinh Hà Nội trải nghiệm di tích địa phương, chiều 2/11, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ký thỏa thuận hợp tác với Sở Văn hóa và Thể thao, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, UBND huyện Gia Lâm, Sóc Sơn và thị xã Sơn Tây về giáo dục di sản cho học sinh.
Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, tất cả trường học tại Hà Nội đưa học sinh đến di tích học tập ít nhất một lần trong năm học. Các em sẽ được tiếp cận trực tiếp với di sản văn hóa, làng nghề truyền thống địa phương, tham gia các lễ hội và một số công đoạn sản xuất sản phẩm truyền thống. Chương trình học tập sẽ được xây dựng dưới nhiều hình thức như đố vui, vẽ tranh, hùng biện, thực hiện dự án và hoạt động phục vụ cộng đồng.
"Sở đã đề xuất với các địa phương và đơn vị quản lý di tích, làm sao tạo mọi điều kiện cho học sinh đến tìm hiểu, trải nghiệm, đồng thời yêu cầu các trường phối hợp, tích cực triển khai hoạt động này", ông Cương cho biết.
Các hoạt động trải nghiệm, dã ngoại được trường học Hà Nội tổ chức nhiều năm nay. Ngoài những tác động và ý nghĩa tích cực trong giáo dục học sinh, việc tổ chức trải nghiệm ngoại khóa còn phát sinh những vấn đề liên quan an toàn thực phẩm, an toàn giao thông, cứu hộ cứu nạn cho học sinh.
Tháng 5 năm nay, một học sinh và phụ huynh lớp 6 ở Hà Nội tử vong khi đi tham quan tại Nam Định. Sau sự việc này, một số trường học tại Hà Nội đã hủy kế hoạch trải nghiệm, vốn thường diễn ra vào dịp kết thúc năm học. Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các trường không tổ chức các hoạt động dã ngoại tự phát, thực hiện đầy đủ quy định về tổ chức hoạt động xã hội, trải nghiệm, dã ngoại.
Thanh Hằng