Theảlạiquyềnchọnsáchgiáokhoachonhàtrườnglàphùhợpnhấai mukaio dự thảo quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên Bộ GD-ĐT mới công bố, việc quyết định lựa chọn sẽ được trao lại cho các trường thay vì UBND cấp tỉnh như hiện nay.
Chương trình giáo dục phổ thông thống nhất trong cả nước. Sách giáo khoa cụ thể hóa yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông. Mỗi môn học có một hoặc một số sách giáo khoa. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm về sách giáo khoa giáo dục phổ thông, phê duyệt sách giáo khoa để sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông.
Mỗi môn học có thể có nhiều sách giáo khoa. Về cơ bản, các sách giáo khoa của một môn học chỉ khác nhau về cách tiếp cận chương trình môn học và ngữ liệu.
Trong số sách giáo khoa đã được bộ trưởng phê duyệt, việc cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn một sách giáo khoa bất kỳ nào đó cho một môn học là hợp pháp.
Vì vậy, trao quyền lựa chọn sách giáo khoa cho cơ sở giáo dục phổ thông là hợp lý nhất. Ở cơ sở giáo dục phổ thông thì giáo viên trực tiếp giảng dạy là quan trọng nhất. Họ đọc nhiều sách giáo khoa của môn mình dạy, thảo luận trong tổ bộ môn để tìm ra sách giáo khoa nào là "thích nhất", phù hợp nhất với học sinh của trường.
Phụ huynh là người bỏ tiền mua sách giáo khoa, cũng có vai trò quan trọng. Họ có thể quan tâm đến giá sách. Nhưng giá sách giáo khoa đã được Bộ Tài chính phê duyệt, chênh nhau không nhiều. Cho nên, việc lựa chọn sách giáo khoa phụ huynh thường trông cậy hết vào giáo viên của trường.
Đã 2 lần Bộ GD-ĐT ban hành thông tư quy định về việc lựa chọn sách giáo khoa trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Mới đây, Bộ GD-ĐT đã công bố dự thảo lần thứ 2 thông tư quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên. Nếu dự thảo này được phê duyệt thì sắp tới Bộ GD-ĐT sẽ ban hành thông tư mới về việc lựa chọn sách giáo khoa.
Theo dự thảo, các điều 4, 5, 6, 7 quy định rất cụ thể về hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông; nguyên tắc làm việc của hội đồng, nhiệm vụ của hội đồng và các thành viên hội đồng; quy trình lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông.
Công việc lựa chọn sách giáo khoa giao cho hội đồng của cơ sở giáo dục. Việc này rất đúng đối tượng và phù hợp với thực tiễn.
Tôi băn khoăn về các điều 8, 10, 11, 12, 13, 14, 15 về việc thẩm định hồ sơ, phê duyệt kết quả lựa chọn của các cấp quản lý phòng GD-ĐT, UBND cấp huyện, sở GD-ĐT, UBND cấp tỉnh. Công việc thẩm và phê duyệt quá phức tạp, cồng kềnh… Hà Nội có hàng nghìn trường phổ thông, mỗi trường phổ thông có hàng chục môn học, hồ sơ thẩm định sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục sẽ chất thành "núi"… ai đọc để thẩm định?
Do vậy, tôi đề xuất giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm giải trình về việc lựa chọn sách giáo khoa cho cơ sở giáo dục. Cơ sở giáo dục với đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy, theo quy định của Bộ GD-ĐT (tại các điều 4, 5, 6, 7 của dự thảo), họ có đủ khả năng lựa chọn sách giáo khoa cho học sinh của mình và chịu trách nhiệm với quyết định đó.
Có phải chọn lại sách giáo khoa?
Các cơ sở giáo dục nhiều năm nay đã sử dụng sách giáo khoa lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8,10, 11 khá ổn định. Vậy, cần làm rõ nếu Bộ GD-ĐT ban hành thông tư mới về việc lựa chọn sách giáo khoa thì các cơ sở giáo dục có phải tổ chức lựa chọn lại sách giáo khoa đang sử dụng theo quy định mới không?
Còn sách giáo khoa các lớp 5, 9,12 chưa được Bộ GD-ĐT phê duyệt và đến năm học 2024 - 2025 mới triển khai thực hiện. Sắp tới, khi có danh mục sách giáo khoa các lớp 5, 9, 12 được phê duyệt và nếu thông tư quy định về lựa chọn sách giáo khoa mới ra đời thì các cơ sở giáo dục sẽ lựa chọn theo quy định mới là đương nhiên.