TheộCôngthươngchỉthịdựtrữxăngdầuchodịptếtNguyênđásim thăng longo thông tin từ Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã ký chỉ thị gửi các đơn vị thuộc bộ, các hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, Sở Công thương các tỉnh, thành phố yêu cầu thực hiện các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Trong văn bản này, Bộ trưởng Bộ Công thương yêu cầu Sở Công thương các địa phương chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn dự trữ đầy đủ, có phương án đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường dịp cuối năm và tết Nguyên đán 2024.
Theo đó, Sở Công thương địa phương phối hợp với cơ quan chức năng tăng cường giám sát, kiểm tra việc duy trì bán hàng và thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu, kiểm tra chất lượng, đo lường, giá bán xăng dầu lưu thông trên thị trường.
Bộ Công thương yêu cầu Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện dự trữ lưu thông theo quy định, thực hiện nghiêm túc tổng nguồn xăng dầu tối thiểu được phân giao. Các doanh nghiệp phải có kế hoạch đảm bảo nguồn cung xăng dầu ổn định phục vụ sản xuất, tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp dịp cuối năm và trước, trong, sau tết Nguyên đán; không để gián đoạn nguồn cung xăng trong hệ thống kinh doanh.
Trong chỉ thị vừa ban hành, Bộ trưởng Bộ Công thương cũng yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam chủ động phương thức vận hành, huy động các nguồn điện trong hệ thống điện quốc gia để đảm bảo cung ứng đủ điện trong dịp tết.
Sở Công thương các địa phương chỉ đạo các công ty điện lực trên địa bàn cung ứng điện đầy đủ, ổn định; có phương án dự phòng cung cấp điện cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân; có biện pháp bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ tại nơi công cộng, khu dân cư, khu vui chơi.
Ngoài ra, Bộ Công thương cũng chỉ đạo các đơn vị sản xuất hàng phục vụ tiêu dùng tết có kế hoạch phù hợp để hạn chế tối đa việc dừng sản xuất trong dịp gần tết gây tâm lý bất ổn cho thị trường; giám sát chặt chẽ việc bán hàng trong hệ thống phân phối nhằm ngăn chặn tình trạng thiếu hàng, sốt giá giả tạo do các nhà phân phối, đại lý đầu cơ hàng, nâng giá.
Các tập đoàn, tổng công ty, công ty sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, hàng hóa phục vụ tết cần chủ động có kế hoạch sản xuất, cung ứng hàng hóa, dự trữ vật tư, nguyên, nhiên vật liệu một cách hợp lý, tiết giảm chi phí.
Bộ Công thương đề nghị các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng nguyên liệu trong nước đã sản xuất được nhằm duy trì sản xuất ổn định, bảo đảm lượng cung ứng hàng hóa cho thị trường với giá hợp lý, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu.