Iphone Xs Max

Mạnh hiện là học sinh lớp 12A1, trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, TP Vinh. Nam sinh biết tin giành giải glitch

【glitch】Nam sinh giành cú đúp thi học sinh giỏi của Nghệ An

Mạnh hiện là học sinh lớp 12A1,ànhcúđúpthihọcsinhgiỏicủaNghệglitch trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, TP Vinh. Nam sinh biết tin giành giải nhất môn Toán, Lý hôm 22/10, với điểm lần lượt 16,5 và 18,38/20 điểm.

Mạnh nói lúc đó đang ngồi học trong lớp, mất vài giây để định thần. Em nhận được nhiều lời chúc từ thầy cô, bạn bè. Vì bận công việc, bố mẹ Mạnh biết muộn nhất. Khi trở về nhà vào buổi tối, bố mẹ lặng người rồi ôm hai anh em, kèm động viên "chặng đường còn dài, cần cố gắng hơn nữa".

Với tiền thưởng sau kỳ thi, Mạnh dự kiến mua một chiếc máy tính để phục vụ việc học.

"Em muốn mua máy tính từ lâu nhưng thấy bố mẹ làm việc vất vả, kinh tế gia đình khó khăn nên không dám đòi hỏi", Mạnh chia sẻ.

Ông Đào Công Lợi, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, cho hay tỉnh tổ chức kỳ thi học sinh giỏi theo 2 bảng. Bảng A dành cho thí sinh các trường ở thành phố, đồng bằng. Bảng B dành cho học sinh ở các huyện miền núi cao, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên và học sinh các trường ngoài công lập. Đề thi ở hai bảng khác nhau, bảng A thường khó hơn.

"Việc một thí sinh đồng thời đạt hai giải nhất tại bảng A là rất hiếm", ông Lợi nói. Ông nhìn nhận áp lực ở các môn thi kiến thức khoa học tự nhiên rất cao. Nghệ An từng có học sinh dự thi hai môn nhưng ít. Sở ghi nhận có trường hợp đạt giải nhất một môn, song môn còn lại sẽ giành giải thấp hơn hoặc không đạt. Vì thế, ông Lợi đánh giá thành tích của Mạnh là "rất xuất sắc".

Phan Duy Mạnh kể về hành trình giành hai giải nhất học sinh giỏi tỉnh môn Toán và Vật lý. Ảnh: Đức Hùng

Phan Duy Mạnh giành hai giải nhất học sinh giỏi tỉnh môn Toán và Vật lý. Ảnh:Đức Hùng

Mạnh là con lớn trong gia đình có hai anh em ở xã Hưng Chính, huyện Hưng Nguyên, bố làm kiểm lâm, mẹ là nhân viên công ty bảo trì đường bộ. Vì bố mẹ thường xuyên công tác xa, anh em Mạnh phải tự lập sớm. Ngoài giờ học, cậu là người quán xuyến mọi việc trong nhà, chỉ bảo em trai học tập.

Nam sinh cho biết từ lớp 2 đã có niềm đam mê làm Toán, luôn cảm thấy thú vị với các con số và phép tính. Lên cấp hai ở trường THCS Đặng Chánh Kỷ (huyện Nam Đàn), Mạnh học thêm Vật lý rồi cuốn vào các bài giảng của môn này.

Sau khi trúng tuyển vào lớp 10 trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, hàng ngày Mạnh đạp xe hơn 5 km từ huyện Hưng Nguyên về TP Vinh để học. Tự nhận không phải học sinh nổi trội, Mạnh tiếp thu kiến thức một cách thầm lặng, "làm mọi việc tròn vai", ít tương tác với thầy cô và bạn bè. Tuy nhiên, trong kỳ thi cuối năm lớp 10, nam sinh là một trong ba học sinh có điểm Vật lý cao nhất trường.

Sang lớp 11, Mạnh tiếp tục tiến bộ vượt bậc ở các môn tự nhiên, nhiều lần giải được các bài khó, trong nhóm dẫn đầu cả khối trong các bài thi giữa và cuối kỳ ở cả môn Toán và Vật lý. Vì thế, nam sinh được cùng lúc gọi vào đội tuyển Vật lý và Toán để tham dự kỳ thi học sinh giỏi của tỉnh.

"Em vốn định tập trung vào Vật lý nhưng sau hai tuần suy nghĩ, em quyết định chọn cả hai môn. Ngoài thử thách xem giới hạn của bản thân đến đâu thì cũng muốn tạo một điều gì đó bất ngờ cho thầy cô - những người đặt kỳ vọng vào mình", Mạnh nói.

Dù quyết tâm, nam sinh dần cảm thấy áp lực vì lượng kiến thức lớn, cường độ ôn luyện dồn dập. Khoảng một tháng trước ngày thi, ngoài những lúc học ở trường, buổi tối về nhà Mạnh luôn luyện đề đến 12h đêm mới đi ngủ. Nhiều hôm, bố mẹ đi trực không về, em trai đang học lớp 9 của Mạnh nấu nướng và làm hết mọi việc nhà để anh dồn sức học.

Mạnh và em trai (góc trái) tự chăm sóc nhau do bố mẹ thường đi làm xa. Ảnh: Phan Mạnh

Mạnh và em trai (trái) tự chăm sóc nhau do bố mẹ thường đi làm xa. Ảnh: Phan Mạnh

Khi thi, Mạnh đặt nhiều kỳ vọng vào môn "tủ" là Vật lý. Đề thi gồm 5 câu tự luận, thời gian 150 phút. Nam sinh tiếc nuối nhất ở câu hỏi về hiện tượng cộng hưởng. Ban đầu, em trình bày không hết ý do chưa hiểu bản chất, khi bình tĩnh tìm ra đáp án thì không còn thời gian.

Với môn Toán, nam sinh nhìn nhận đề chỉ có hai câu hỏi khó về bất phương trình, dành cho những học sinh "siêu nhân". Các câu hỏi còn lại đều vừa sức với Mạnh.

"Thi xong em nghĩ có thể đạt giải nhất Vật lý và giải nhì môn Toán", Mạnh nói. Tuy nhiên, nam sinh linh cảm mình sẽ làm được "một điều gì đó đặc biệt".

Thầy Đậu Thanh Kỳ, giáo viên dạy Toán, đánh giá Mạnh tư duy tốt, chữ đẹp, làm bài chắc chắn. Với một bài Toán khó, em luôn tìm hiểu sâu gốc rễ của vấn đề, sau đó mới triển khai các ý khác.

"Ban đầu em ấy không nổi trội hơn so với các bạn trong lớp, nhưng sau thời gian đã vượt lên một cách ngoạn mục", thầy Kỳ nói.

Theo cô Lê Thị Hồng Lâm, Hiệu phó trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, khi nhận danh sách dự thi học sinh giỏi, ban giám hiệu băn khoăn vì Mạnh thi cùng lúc hai môn, lo lắng em sẽ quá tải. Nhưng khi nhận thấy quyết tâm lớn từ Mạnh, thầy cô không có lý do gì để từ chối, và kết quả sau đó nằm ngoài mong đợi. Mạnh là học sinh đầu tiên của trường THPT Huỳnh Thúc Kháng đạt được thành tích này.

Mạnh chia sẻ bí quyết để học tốt các môn tự nhiên "không có gì lớn lao", đơn giản là tập trung nghe giảng tại lớp, về nhà thì dành thời gian ôn các dạng bài nâng cao. Những lúc học căng thẳng, nam sinh thường nghỉ ngơi, vận động, nghe nhạc.

Sắp tới, Mạnh tập trung vào kỳ thi đánh giá tư duy, lấy điểm ứng tuyển vào những ngành "hot" của Đại học Bách khoa Hà Nội.

"Em luôn tự nhủ nếu cố gắng, nỗ lực tiến về phía trước thì sẽ nhìn thấy thành quả", Mạnh nói.

Đức Hùng

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap